Tìm kiếm Đề thi, Kiểm tra
BT va chạm và tắt dần
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn: Thư viện vật lí
Người gửi: Vũ Thị Thúy
Ngày gửi: 09h:55' 19-06-2012
Dung lượng: 69.5 KB
Số lượt tải: 254
Nguồn: Thư viện vật lí
Người gửi: Vũ Thị Thúy
Ngày gửi: 09h:55' 19-06-2012
Dung lượng: 69.5 KB
Số lượt tải: 254
Số lượt thích:
0 người
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
LUYỆN THI ĐẠI HỌC PC
–
Chuyên đề
VA CHẠM & TẮT DẦN
PC 1 [ĐH 2010]. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ
được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1.
Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc
độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. 40 3 cm/s.
B. 20 6 cm/s.
C. 10 30 cm/s.
D. 40 2 cm/s.
PC 2 [ĐH 2011]. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu
kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng
bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển
động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì
khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là
A. 4,6 cm.
B. 3,2 cm.
C. 5,7 cm.
D. 2,3 cm.
PC 3. Một con lắc lò xo đạt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật
nhỏ có khối lượng m. Ban đầu vật m được giữ ở vị trí để lò xo bị nén 10 cm. Vật M có khối lượng gấp đôi khối
lượng vật m, nằm sát m. Thả nhẹ m để hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở
thời điểm vật m đi qua vị trí cân bằng lần thứ 2 thì khoảng cách giữa hai vật m và M là:
A. 15,5 cm
B. 12,4 cm
C. 23,9 cm
D. 18,1 cm
PC 4. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m một đầu cố
định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 1kg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ
m2 = 2kg trên mặt phẳng nằm ngang và cách vật m1 một khoảng 15 cm. Buông nhẹ m1 vật bắt đầu chuyển
động theo phương của trục lò xo. Coi va chạm là hoàn toàn xuyên tâm và đàn hồi. Hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng ngang là = 0,01. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực tiểu thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là
bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. 20,3 cm.
B. 21, 4 cm.
C. 22,5 cm.
D. 23,6 cm.
PC 5. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng m1 = 0,2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m.
Ban đầu giữ vật m1 sao cho lò xo bị nén, đặt vật nhỏ m2 = m1 tại vị trí cân bằng O của lò xo. Buông nhẹ để
vật m1 bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo đến va chạm hoàn toàn đàn hồi với vật m2 thì
thấy vật m2 đi được quãng đường 4 cm rồi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa các vật với mặt phẳng ngang là
= 0,1. Lấy g = 10 m/s2 Tính khoảng cách hai vật trước khi buông tay?
A. 2cm
B. 3cm
C. 4cm
D. 5 cm
PC 6. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m một đầu cố
định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 600g. Ban đầu vật m1 nằm tại vị trí cân bằng của lò xo. Đặt vật nhỏ
m2 = 400g cách m1 một khoảng là 50 cm. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là = 0,1. Hỏi lúc đầu
phải truyền cho vật m2 vận tốc bằng bao nhiêu để khi m2 đến găm chặt vào m1 làm cả hai vật cùng dao động
theo phương trục lò xo với biên độ lớn nhất là 6 cm? Lấy g = 10 m/s2
Các bài này khá hay, nếu có gợi ý giải và đáp án nữa thì tuyệt.....!