
Kính chào các thầy, cô.
Khi cài đặt phần mềm , trên PowerPoint và Word sẽ mặc định xuất hiện menu Bộ công cụ Violet để thầy, cô có thể sử dụng các tính năng đặc biệt của phần mềm ngay trên PowerPoint và Word.
Tuy nhiên sau khi cài đặt phần mềm , với nhiều máy tính sẽ...
Xem tiếp
BÀI 1: OXIT
I.ĐỊNH NGHĨA OXIT
1. Định nghĩa oxit
Là hợp chất của oxi và một nguyên tố hóa học khác.
Ví dụ: CaO, MgO, Ag2O, Cl2O, SO2...
2. Công thức tổng quát.
CTTQ của oxit: RxOy (R có thể là kim loại hoặc phi kim).
3. Phân loại.
a. Cách gọi tên.
Cách gọi tên oxit
Oxit axit:
Oxit bazơ
(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’
Tiền tố nguyên tử:
1: mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường);
2: đi
3: tri
4: tetra
5: penta
6: hexa
7: hepta
8: octa
9: nona
10: deca
Ví dụ:
SO3: Lưu huỳnh trioxit,
N2O5: Đinitơ pentaoxit,
ZnO: Kẽm oxit,
UO2: Urani đioxit,
Mn2O7: Đimangan heptaoxit
Tên kim loại (+ hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị được ghi bằng chữ số Latinh) +’’Oxit’’
Ví dụ:
Fe2O3: Sắt(III) oxit
CuO: đồng (II) oxit
Cu2O: đồng (I) oxit
BaO: Bari oxit
b. Phân loại.
- Có 4 loại:
Oxit bazơ:
Oxit axit:
Oxit lưỡng tính:
Oxit trung tính:
Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
VD: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO…..
Là oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
VD
CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2, Cl2O, Cl2O3,
Cl2O5…
Một số oxit kim loại có hóa trị cao là oxit axit.
Ví dụ:
CrO3, Mn2O7, ZnO,
UO2, WO3,
Là oxit tác dụng vừa tác dụng với dd axit và dd bazo tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO.
PbO, SnO, Cr2O3…
Là oxit không tác dụng với axit, bazo, nước. (còn được gọi là oxit không tạo muối):
VD: CO, NO, N2O
4. Dấu hiệu nhận biết:
+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính
(trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO.)
+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính
(trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO.)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT.
Oxit bazơ
Oxit axit
a) Tác dụng với nước:
- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước.
VD: Na2O, CaO, K2O, BaO.
- Cách viết: R2On + nH2O → 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)
R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi là chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm
- VD: BaO + H2O → Ba(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
b) Tác dụng với axit
- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- Cách viết: oxit bazơ + Axit → muối + H2O
-VD: CaO + HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
Na2O + 2HNO3® 2NaNO3 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối (Na2O, CaO, K2O, BaO)
- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit → muối
( Na2O, CaO, K2O, BaO) + (CO2, SO2)
Oxit bazơ (tan) + oxit axit ® muối
VD : Na2O + CO2® Na2CO3
d) Một số oxit kim loại từ Fe→Cu tác dụng với H2, CO Kim loại + H2O (phản ứng khử)
TH1: oxit kim loại Fe và các oxit của kim loại có tính khử yếu hơn Fe.
TH2: muối kim loại yếu (Pd, Au, Pt) và một số các oxit phi kim.
VD: CuO + H2 → Cu + H2O
CO + PdCl2 + H2O ® Pd¯ + CO2 + 2HCl
5CO + I2O5 I2 + 5CO2
CO + NO2 CO2 + NO
Một số oxit kim loại tác dụng với kim loại oxit + Kim loại mới ( phản ứng nhiệt nhôm)
Fe2O3 + 2 Al → 2 Fe + Al2O3
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
3Mn3O4 + 8 Al → 4 Al2O3 + 9 Mn
Cr2O3 + 2 Al→ Al2O3 + 2 Cr
a) Tác dụng với nước
- Các oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng
- Cách viết: oxit axit + H2O→ axit
- VD: SO2 + H2O ↔H2SO3
SO3 + H2O ® H2SO4
b) Tác dụng với bazơ
- Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với oxit axit.
VD: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
- Cách viết: oxit bazơ + bazơ → muối + H2O
- VD: CO2 + KOH →K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2® CaCO3¯+ H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ (xem tính chất của oxit bazơ)
Các oxit trung tính ( CO,NO,N2O … ) không tác dụng với nước, axit, bazơ ( không tạo muối )
- Một số oxit lưỡng tính ( Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3 …) tác dụng với axit, bazơ
VD : Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
- Các oxit lưỡng tính tạo ra gốc axit có dạng chung : RO2 , có hóa trị = 4 – hoa trị kim loại R
- Một số oxit hỗn tạp khi tác dụng với axit, bazơ tạo nhiều muối
Vd: Fe3O4 là hỗn tạp của Fe(II) và Fe(III)
Fe3O4 + 8HCl ®FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Vd 2 : NO2 là oxit hỗn tạp tương ứng với 2 axit HNO2 và HNO3
2NO2 + 2NaOH ® NaNO2 + NaNO3 + H2O
Natri nitrit Natri nitrat
III. Điều chế
1) Đốt các kim loại hoặc phi kim trong khí O2( trừ Ag, Au, Pt và N2 ):
2) Nhiệt phân bazơ không tan VD : 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
3) Nhiệt phân một số muối: Cacbonat ,nitrat , sunfat … của một số các kim loại
VD : 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
CaCO3 CaO + CO2
4) Điều chế các hợp chất không bền ra oxit
VD : 2AgNO3 + 2NaOH ® 2NaNO3 + AgOH
Ag2O ¯ H2O
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
CANXI OXIT CAO
1. Tính chất hóa học
CaO (vôi sống) là một oxit bazơ tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học sau:
a) Tác dụng với nước: CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng của canxi oxit với nước gọi là phản ứng tôi vôi; chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.
b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3
2. Ứng dụng của canxi oxit
CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
- Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
- Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
- Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: C + O2 CO2
- Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 9000C: CaCO3 CaO + CO2
II. Lưu huỳnh đioxit SO2
1. Tính chất vật lí
Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học:
Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học sau:
a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:
SO2 + H2O → H2SO3 (axit sunfurơ)
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các chất gây ra mưa axit.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:
Thí dụ: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Khi SO2 tác dụng với dung dịch bazơ có thể tạo muối trung hòa và muối axit.
c) Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối:
Thí dụ: SO2 + Na2O → Na2SO3
3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4.
- Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường,…
- Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Thí dụ: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 SO2
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2